Chú thích Lý_Lăng

  1. Nay là huyện Tần An, địa cấp thị Thiên Thủy, Cam Túc
  2. 1 2 3 Sử ký, quyển 109, liệt truyện 49 – Lý tướng quân liệt truyện
  3. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hán thư, quyển 54, liệt truyện 24 – Lý Quảng truyện
  4. Kiến Chương giám là chức vụ coi sóc cung Kiến Chương. Cung Kiến Chương nằm ở cõi tây giao của Trường An, được xây dựng vào năm 104 TCN thời Hán Vũ đế, được Vũ đế sử dụng làm nơi tổ chức triều hội và yến tiệc thay cho cung Vị Ương. Về sau Hán Chiêu đế lại chuyển những hoạt động này trở về cung Vị Ương
  5. Cư Duyên Hải (居延海), đời Hán gọi là Cư Duyên Trạch hay Tây Hải, là hồ (hoặc chằm) nằm ở hạ du của Hắc Hà, tức Hắc Long Giang (Amur), bấy giờ được xem cửa ngõ trọng yếu đi ra Mạc Bắc, vị trí ngày nay tương ứng với bắc bộ kỳ Ngạch Tể Nạp (Ejin), minh A Lạp Thiện (Alxa), khu tự trị Nội Mông Cổ
  6. Biên chế của quân đội đời Hán từ thấp đến cao như sau: ngũ (trưởng quan là Ngũ trưởng, đơn vị là 5 người) → thập (Thập trưởng, 10) →đội (Đội soái, 50) → đồn (Đồn trưởng, ≈ 250) → khúc (Quân hầu, ≈ 500) → bộ/ hiệu (Hiệu úy/ Quân tư mã/ Biệt bộ tư mã, ≈ 1000) → doanh (Doanh tư mã, ≈ 5000)
  7. Nay là phía đông địa cấp thị Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương
  8. Thiên Sơn ở đây là Nam Kỳ Liên Sơn, nay nằm giữa hai tỉnh Cam Túc, Thanh Hải
  9. Nhan Sư Cổ cho biết Vũ Đài ở đây là điện Vũ Đài của cung Vị Ương
  10. Nay là phía nam địa cấp thị Lan Châu, Cam Túc
  11. Thiền Vu đình (单于庭) là nơi Thiền vu của Hung Nô trị vì, sử cũ chép “Đại, Vân Trung về phía bắc”, không rõ vị trí cụ thể, ngày nay thuộc cao nguyên Mông Cổ. Người Hung Nô không có thành quách, nên dựng rạp, gọi là Đình. Tháng giêng hằng năm, các thủ lĩnh bộ lạc đến Thiền Vu đình để thăm hỏi Thiền vu, gọi là tiểu hội. Tháng 5, mọi người đều tham gia tế trời ở Long Thành; tháng 8, họ đến Đãi Lâm (蹛林), tính toán nhân khẩu, tài sản, gia súc để nộp thuế cho Thiền vu, mới gọi là đại hội
  12. Tuấn Kê Sơn (浚稽山) là tên một dãy núi cổ, thường xuyên được nhắc đến bởi sử cũ trong giai đoạn thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 5, ngày nay không thể xác định vị trí cụ thể, ước đoán nằm đâu đó ở giữa sa mạc Gobi và dãy núi Altay, tức là khu vực thượng du các sông Tuul, Orkhon về phía nam. Theo Nhan Sư Cổ, người Hung Nô chiếm giữ 2 tòa đông – tây của dãy núi này
  13. Thời Chiến Quốc, nước Ngụy đặt quận Tây Hà ở lưu vực Hoàng Hà, nằm tại giao giới 2 tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây ngày nay, sang đời Tần thì phế. Năm 125 TCN, Hán Vũ đế cắt bắc bộ Thượng quận để lập ra quận Tây Hà mới, thuộc Sóc Phương thứ sử bộ, trị sở là huyện Bình Định (nay là đông nam địa cấp thị Ngạc Nhĩ Đa Tư (Ordos), khu tự trị Nội Mông Cổ), phạm vi quản hạt bao gồm 36 huyện, vị trí tương ứng ngày nay thuộc tỉnh Ninh Hạ và khu tự trị Nội Mông Cổ. Đến năm 140, loạn Khăn vàngTrung Nguyên mở ra thời cơ cho các dân tộc du mục xâm phạm, khiến dân chúng bỏ chạy về phía nam, quận Tây Hà bị phế bỏ
  14. Câu Doanh là địa danh cổ, hiện nay không rõ
  15. Chướng (鄣) là một dạng công sự biên phòng. Nhan Sư Cổ chú giải: “Chướng ấy, ở nơi hiểm yếu của biên tái, thường thường được xây dựng, riêng đặt người quan sát, nên trở thành bình chướng (vách ngăn) để dò xét kẻ địch.” Già Lỗ chướng do Lộ Bác Đức xây dựng, ở phía nam Cư Duyên, nay thuộc kỳ Ngạch Tể Nạp, đến thượng du sông Long Lặc. Ở vị trí này có sông có núi, đều gọi là Long Lặc, ngày nay không còn nên không thể xác định vị trí cụ thể, ước đoán thuộc khu vực đông nam dãy núi Hàng Ái (Khangai)
  16. Thành Thụ Hàng do Công Tôn Ngao xây dựng, nay là tây nam khu khai khoáng Bạch Vân Ngạc Bác (Bayan Obo), địa cấp thị Bao Đầu, Nội Mông Cổ
  17. 1 2 3 4 5 Tư trị thông giám, quyển 21, Hán kỷ 13
  18. Mori Masao cho rằng những phụ nữ này không phải là thê thiếp của binh sĩ, mà là kỹ nữ được đem theo quân đội (không chánh thức). Mori Masao (もりまさお/ 護 雅夫/ Hộ Nhã Phu, 1921 – 1996) là nhà sử học người Nhật Bản, chuyên nghiên cứu đề tài các dân tộc du mục, đặc biệt là Đột Quyết. Tác phẩm tiêu biểu là Cổ đại du mục đế quốc, xuất bản năm 1976. Xem ý kiến trên ở trang 51, tác phẩm Lý Lăng, Nhà xuất bản Trung ương Công Luận xã, 1974, ISBN 978-4-12-000273-1
  19. Long Thành (龙城) còn gọi Long Đình (龙庭), là nơi thiền vu Hung Nô tế trời. Long Thành vốn được đặt ở vị trí nào đó trong dãy Âm Sơn, cho đến năm 119 TCN thì dời ra vị trí ngày nay là Ô Lan Ba Thác (Ulaanbaatar), CHND Mông Cổ. Long Thành ở đây chính là Long Thành trước năm 119 TCN
  20. Trương Yến cho biết Liên nỗ là loại nỏ có 30 dây chung 1 cánh
  21. Đương hộ (当户) là quan chức của Hung Nô. Hán thư – Hung Nô truyện thượng chép: “...đặt Tả Hữu hiền vương, Tả Hữu cốc lễ, Tả Hữu đại tướng, Tả Hữu đại đô úy, Tả Hữu đại đương hộ, Tả Hữu cốt đô hầu.” Quân trưởng có lẽ là các quan chức thấp hơn
  22. Về Quân hầu, Hiệu úy, xem chú thích ở trên
  23. Nay thuộc aimag Ömnögovi, CHND Mông Cổ
  24. 1 2 Tư trị thông giám, quyển 22, Hán kỷ 14
  25. Xem trang 79 của Kiselev, Sergei Vladimirovich – The Ancient History of Southern Siberia (xuất bản lần đầu năm 1949), bản tiếng Trung: Nam Tây Bá Lợi Á cổ đại sử, Nhà xuất bản Tân Cương Nhân Dân, 2014, ISBN 7228177835 hay 9787228177837
  26. Nay là sông Ông Kim (Ongiin Gol), phía nam kỳ Thổ Tạ Đồ Hãn (Tüsheet Khan) Tả Dực Hậu, CHND Mông Cổ
  27. Nay là hồ Baikal
  28. 1 2 3 Hán thư, quyển 54, liệt truyện 24 – Tô Kiến truyện
  29. Xem trang 1176 của Lý Quan Đỉnh, ‎Lưu Phương Thành – Hán Ngụy Lục triều thi ca giám thưởng từ điển, Nhà xuất bản Trung Quốc Hòa Bình, 1990, 1214 trang
  30. Xem trang 24 của Ngô Trượng Thục – Độc thi thường thức, Nhà xuất bản Thượng Hải cổ tạ, 1981, 141 trang
  31. Xem trang 211 của Lưu Đại Kiệt – Trung Quốc văn học phát triển sử, tập 1, Nhà xuất bản Thượng Hải nhân dân, 1973, 5511 trang
  32. Xem bài Chung Thư Lâm – Đôn Hoàng Lý Lăng biện văn khảo nguyên trên Học báo của Đại học Tây Bắc, bản Triết học Xã hội Khoa học, số 2 năm 2007
  33. Tư trị thông giám, quyển 27, Hán kỷ 19
  34. Hán thư, quyển 94 hạ, liệt truyện 64 hạ – Hung Nô truyện hạ
  35. Xem Chu thư quyển 25, liệt truyện 17 – Lý Hiền truyện, Tùy thư quyển 37, liệt truyện 2 – Lý Mục truyện và Bắc sử quyển 59, liệt truyện 47 – Lý Hiền truyện
  36. Người Hiệt Kiết Tư (黠戛斯) là tổ tiên trực hệ của người Kyrgyz ngày nay
  37. Xem Cựu Đường thư quyển 195, liệt truyện 145 – Hồi Hột truyện và Tân Đường thư quyển 217 hạ, liệt truyện 142 hạ – Hồi Cốt truyện hạ
  38. Xem Tống thư quyển 95, liệt truyện 55 – Tác lỗ truyện và Nam Tề thư quyển 57, liệt truyện 38 – Ngụy lỗ truyện
  39. Xem Ngụy thư quyển 1, bản kỷ 1 – Tự kỷ và Bắc sử quyển 1, bản kỷ 1 – Ngụy bản kỷ 1